Vườn nho Chateau La Croix du Casse với diện tích đất trồng chỉ có 9,5ha bao gồm 90% Merlot và 10% Cabernet Franc, nằm ở phía nam Pomerol.
Năm 1956, Georges Audy, thương gia, nhà sản xuất rượu vang nổi tiếng của Pomerol, và chủ sở hữu của Chateau Clinet (www.chateauclinet.com), đã mua vườn nho này. Ông cho trồng lại các cây nho mới để thay thế các cây cũ vào thời điểm đó đã bị hư hại do sương giá trong mùa đông. Jean-Michel Arcaute, con rể của ông, nhà sản xuất rượu vang tài năng đã tiếp quản việc quản lý tài sản vài năm sau đó.
Nhờ sự giúp đỡ của Michel Rolland, ông đã cải thiện chất lượng rượu vang và mang lại cho nó một danh tiếng tuyệt vời. Năm 2001, Jean-Michel Arcaute qua đời trong một tai nạn thuyền bi thảm ở Arcachon.
Tập đoàn Bảo hiểm Quốc gia, chủ sở hữu trong vài năm của Chateau la Croix du Casse, cho phép Philippe Castéja và em gái của ông tên là Chantal Preben Hansen, lúc đó họ đã sở hữu 8 lâu đài và nhà giao dịch Borie-Manoux, tiếp quản tài sản vào mùa xuân năm 2005 kể từ đó họ đã mang lại cho nó một làn gió mới. Philippe Castéja đã hiện đại hóa bao bì rượu vang để làm nổi bật sự thay đổi định hướng của Chateau la Croix du Casse, tạo ra thêm một loại rượu vang cấp thấp hơn Chemins la Croix du Casse nhằm hướng tới việc mở rộng cơ hội thưởng thức, tiếp cận dần với thương hiệu Chateau la Croix du Casse huyền thoại.
Dưới sự chỉ đạo của Philippe Castéja, nhóm nghiên cứu tại Chateau la Croix du Casse tận dụng kinh nghiệm quản lý, sản xuất rượu vang của mình tại Chateaux TrotteVieille (Borie-Manoux Grands vins de Bordeaux) - 1st Grand Cru Classé Saint-Emilion Grand Cru và Domaine de l'Église (www.domainedeleglise.com) , Pomerol tương đương với Grands Crus Classés, để cải thiện chất lượng rượu vang mỗi năm.
Philippe Castéja làm mới nhãn tem của Chateau la Croix du Casse, ông đã thêm vào nhãn biểu tượng của những người hành hương Santiago de Compostela, cũng là biểu tượng của Dòng Cứu tế Thánh Gioan thành Jerusalem.
Cây thánh giá nhỏ này với hình ảnh vỏ sò ở ngã tư cây thập tự đã luôn là biểu tượng dẫn dắt cho dòng người hành hương đến Santiago de Compostela và thánh giá, vỏ sò thường được thêu lên quần áo, trên túi của khách hành hương.
Chúng ta hãy nhìn lại một chút thời gian lịch sử đã tạo nên danh tiếng cho Chateau La Croix du Casse đến tận ngày nay nhé:
1. SỰ RA ĐỜI CỦA NGHỀ TRỒNG NHO Ở POMEROL ĐƯỢC ĐÁNH DẤU BỞI NGƯỜI LA MÃ
Có niên đại từ thời Gallo-La Mã, vườn nho được trồng lại vào thế kỷ thứ mười hai tại thời điểm Dòng Cứu tế Thánh Gioan Jerusalem (ngày nay là Dòng Hiệp sĩ Malta) ra đời ở Pomerol. Do đó, những người hành hương có thể tận hưởng một nơi với cư dân sống tran hòa, thân thiện để ăn và làm dịu cơn khát của họ bằng rượu vang. 100 năm sau vườn nho lại được trồng lại một lần nữa vào thế kỷ thứ mười tám sau khi bị phá hủy trong Chiến tranh.
Pomerol là một trong những tiểu vùng nhỏ nhất trong khu vực với khoảng 800 ha cây nho và 7.500 cây nho mỗi ha. Phần lớn các nhà sản xuất làm việc như một gia đình với hình ảnh ngôi nhà được bao quanh bởi những vườn nho bình quân chỉ có diện tích rộng khoảng 6 ha.
Mặc dù nhỏ, Pomerol lại có một thứ đáng giá vô cùng: một loại đất bao gồm chủ yếu là đất sét, sỏi, cát nhưng cũng có oxit sắt, được gọi là bụi sắt, đi kèm với nó là khí hậu ôn hòa cho phép cây nho phát triển mạnh mẽ, khả năng chống chịu sâu bệnh và trái chín tạo ra những hương vị đặt trưng riêng chỉ có ở Chateau La Croix du Casse.
Vào thời điểm đó, Pomerol thường bị nhầm lẫn với Saint-Emilion.
Vào thế kỷ XIX sau cuộc khủng hoảng phylloxera, các vườn nho ở Pomerol được quy hoạch lại tập trung trồng chủ yếu là giống nho Merlot. Kể từ thời điểm đó, Pomerol đã được công nhận và danh tiếng của nó tiếp tục phát triển, nhờ sự phát triển của giao thông vận tải đặc biệt tuyến đường sắt Paris-Libourne năm 1851, thời kỳ giữa chiến tranh sau năm 1945 đã tập hợp, kết nối các gia đình chuyên buôn bán rượu vang của vùng.
Nhờ sự gần gũi với thành phố Libourne, việc buôn bán rượu vang của Pomerol đã phát triển giữa những vùng trồng nho khác thông qua cảng Libourne, trong một thời gian dài được coi là ngã tư kết nối giao thương với châu Âu.
Vào những năm 1900, những người yêu rượu vang đã quyết định thành lập một liên minh rượu vang và nông nghiệp để làm nổi bật tên gọi Pomerol. Vào cuối những năm 1920, tên gọi được phân định, sau đó được công nhận vào năm 1936. Các thông số kỹ thuật của tên gọi, phân cấp rượu,... được sửa đổi một vài thập kỷ sau đó.
Mặc dù tên gọi Pomerol không có phân loại chính thức, nhưng ngày nay nó được công nhận và đã trở thành một trong những tên gọi nổi tiếng nhất trên thế giới.
Ở Pomerol, các lâu đài lớn chẳng hạn như Chateau Pétrus phải được biết đến và thuộc nằm lòng đó là điều bắt buộc đối với những người nghiệp dư và chuyên nghiệp khi học tập, nghiên cứu về rượu vang trên toàn thế giới.
2. MỘT VƯỜN NHO CÓ TIỀM NĂNG LỚN Ở PHÍA NAM POMEROL, SỰ RA ĐỜI CỦA CHATEAU LA CROIX du CASSE
Nằm ở thị trấn Catusseau, phía nam Pomerol, phía đông thành phố Libourne, và cách Chateaux Figeac và Cheval Blanc vài km, vườn nho Chateau La Croix du Casse rộng 9,5 ha trồng kết hợp 90% Merlot và 10% Cabernet Franc với độ tuổi trung bình gốc nho là 35 năm.
Philippe Castéja đã nỗ lực hết sức để thúc đẩy môi trường canh tác hữu cơ. Năm 2011, ông đã hợp tác với mười nhà máy rượu vang khác ở Pomerol, phối hợp với INRA, để thiết lập một bộ quy tắc gieo trồng sinh học bao gồm 11 thuộc tính để loại bỏ côn trùng có hại, giúp tránh sinh sản hàng loạt của côn trùng khi thụ phấn hoa cho cây hoàn toàn bằng phương pháp tự nhiên vốn có. Phương pháp này là một thay thế tốt cho việc sử thuốc trừ sâu. Chateau la Croix du Casse cũng được chứng nhận đạt Giá trị môi trường cao 3.
3. CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT CHO CÂY NHO
Mỗi mùa, cây nho đòi hỏi rất nhiều sự chú ý để tạo ra số lượng chùm nho có chất lượng tốt nhất. Tại Chateau la Croix du Casse, đất đai được cày, xới tơi xốp và vun gốc và dây leo được cắt tỉa vào mùa đông để thúc đẩy sự lưu thông của nhựa cây nhưng cũng để chống lại các loại bệnh gây hại cho rễ, gốc, thân và lá cây.
Việc làm sạch thân, loại bỏ các mầm mống gây bệnh. Vào mùa hè việc tước, tỉa bớt lá, chùm nho nhỏ xung quanh chùm nho chính để chúng có thể phát triển đúng cách. Khi nho đạt đến độ chín hoàn toàn vào cuối tháng Chín-đầu tháng Mười, việc thu hoạch thủ công bắt đầu. Sau khi hái, nho được tách cuống, phân loại, nghiền nát, sau đó cho vào bể thép không gỉ điều chỉnh nhiệt.
4. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH LÊN MEN, NGÂM Ủ RƯỢU VANG - VINIFICATION
Quá trình được kiểm soát kéo dài khoảng 1 tháng. Trong một vài ngày, bã nho nổi lên nhờ quá trình ngâm trước khi lên men. Đường sau đó sẽ biến thành rượu trong quá trình lên men rượu. Các tannin có thể được tinh chế nếu cần thiết nhờ vào quá trình ngâm sau lên men nóng.
Sục và ép sẽ chiết xuất rượu và tách nước ép ra khỏi vỏ và hạt. Bước cuối cùng của sản xuất rượu vang được gọi là lên men malolactic, bao gồm chuyển đổi axit malic thành axit lactic, với mục đích ổn định rượu vang và làm cho nó linh hoạt hơn.
5. NGÂM Ủ RƯỢU VANG - LÃO HÓA RƯỢU VANG - TRONG THÙNG GỖ SỒI
Các loại rượu vang của Chateau La Croix du Casse được ủ trong thùng gỗ sồi Pháp 18 tháng, với việc đổi mới 50% số thùng mỗi năm. Các loại rượu vang sau đó được lọc cặn bằng phương pháp lọc tách với albumin trứng, sau đó, cứ sau 3 tháng, được xắp xếp, phân loại theo từng hương vị. Trước khi đóng chai, việc pha trộn được thực hiện cho Grand Vin và rượu vang cấp thứ hai theo phân hạng chất lượng.
Lòng trắng trứng là một chất tuyệt vời trong việc lọc cặn rượu. Trong lòng trắng trứng có một loại protein là albumen với tác dụng tốt trong việc làm giảm vị chát cũng như giúp rượu vang trong trẻo hơn. Thông thường, các nhà làm rượu sẽ sử dụng từ 1 – 2,5 quả trứng đã bỏ lòng đỏ cho 60 gallon (~227 lít) rượu vang. Để thực hiện bước này, bạn chỉ cần trộn lòng trắng trứng với một chút muối, thêm ít nước để tạo thành một dung dịch. Tiếp theo, đổ hỗn hợp này vào trong thùng rượu, khuấy khoảng 30 giây và đậy nắp lại. Sau 3 tuần, các nhân công sẽ thực hiện quá trình lọc cặn.
Lưu ý: Không nên để hỗn hợp lòng trắng trứng trong thùng rượu quá 2 tháng bởi chúng sẽ hòa tan vào với rượu.
Lão hóa trong thùng gỗ sồi cho phép rượu oxy hóa nhờ gỗ, cho phép lưu thông không khí với số lượng nhỏ và cải thiện cấu trúc của nó. Gỗ sồi cũng mang lại cho rượu cái gọi là hương thơm bậc ba (gỗ, nướng, vani, da ...)
Hãy cùng RAREWINE.VN tìm hiểu thêm về Chateau La Croix du Casse tại www.lacroixducasse.com